Phát triển sản phẩm OCOP ở Đồng Văn

Địa chỉ: SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ GIANG -TRUNG TÂM KHUYẾN CÔNG - XÚC TIẾN CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ GIANG
Số 68, Đường Lê Quý Đôn, Tổ 6, Phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang, Tỉnh Hà Giang
Hotline: 088.6006.555;0868228333
Giỏ hàng của tôi
Tổng tiền  0đ  
Thanh toán
backgruond top
backgruond Bottom

Phát triển sản phẩm OCOP ở Đồng Văn

15/02/2022 | Tác giả: Thái Khang


Phát triển sản phẩm OCOP ở Đồng Văn

BHG - Huyện Đồng Văn luôn xác định các sản phẩm OCOP đóng vai trò then chốt thúc đẩy phát triển KT – XH; giúp đồng bào vùng biên giới có cuộc sống ấm no, thu nhập vững bền ngay trên quê hương.

Thời gian qua, huyện có nhiều chính sách tạo điều kiện phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương. Thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất, gắn với xây dựng Nông thôn mới; tập trung đẩy mạnh phát triển các cây trồng, vật nuôi thế mạnh của địa phương, giúp hình thành hàng hóa sản xuất chuyên canh theo hướng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm và sản xuất theo chuỗi liên kết mang lại hiệu quả thiết thực, vững bền cho chủ thể. Các HTX, hộ dân khi được lựa chọn tham gia chương trình OCOP đều tự giác nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi dần tư duy sản xuất nhỏ lẻ sang quy mô tập trung với các sản phẩm chủ yếu như: Bánh Tam giác mạch; thịt bò, lợn, dê; lê, đào, mận; miến dong, vải lanh, hoa hồng, gạo Khẩu Mang… giúp doanh số bán hàng tăng từ 40 – 45%.

Để chuẩn hóa các sản phẩm lợi thế theo tiêu chuẩn OCOP, huyện tích cực đẩy mạnh xây dựng thương hiệu; hỗ trợ xúc tiến thương mại, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất; thực hiện kiểm nghiệm đảm bảo các quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều sản phẩm nông sản lớn, chủng loại đa dạng, được nhiều người tiêu dùng đón nhận, đánh giá cao về chất lượng, cùng với bao bì sản phẩm bắt mắt chiếm được lòng tin của người tiêu dùng đạt chất lượng 4 sao, 3 sao như: Mật ong Trường Anh, ớt gió ngâm dấm, túi sách thổ cẩm… Trong giai đoạn từ 2018 – 2020, huyện có 65 sản phẩm/15 chủ thể đăng ký tham gia sản phẩm OCOP; trong đó, sản phẩm được chuẩn hóa, đánh giá phân hạng cấp huyện là 32 sản phẩm/8 chủ thể chủ yếu về may mặc, đồ uống… Nhiều sản phẩm OCOP của Đồng Văn được tham gia hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá thông qua các hội chợ, triển lãm tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Quảng Ninh, Cần Thơ…

Trong năm 2021, huyện phối hợp với Trung tâm Khuyến công Xúc tiến Công thương tỉnh mở “Gian hàng Việt trực tuyến” để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của địa phương trên thị trường thương mại điện tử; trong đó, đã lựa chọn được 16 sản phẩm chủ lực có nhãn mác, thương hiệu, giới thiệu tại gian hàng của tỉnh tại Quảng trường 26.3; tổ chức tập huấn vận hành gian hàng thương mại điện tử cho 7 HTX gồm: Po Mỷ, Hà An, Thành Đô, Bắc Nam, Sà Phìn A, Thành Công, Trường Anh. Tiếp tục tổ chức rà soát các sản phẩm có thế mạnh, tiềm năng của địa phương, để tập trung xây dựng thương hiệu, bao bì phát triển thành sản phẩm OCOP như: Mật ong Bạc hà, phở Sâm khoai, bánh đá, đậu xị Phó Bảng, cà phê Tam giác mạch, bạch trà, hồng trà, chè xanh Lũng Phìn… Đã có 2 sản phẩm là mật ong Bạc hà Hà An Thành Ma Tủng và bánh đá Phó Bảng đạt OCOP 3 sao cấp huyện. Đồng thời, huyện đã hỗ trợ thiết bị máy móc, thương hiệu cho các cơ sở như: Hỗ trợ UBND thị trấn Đồng Văn xây dựng gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP với kinh phí 30 triệu đồng; máy sấy nấm cho cơ sở Toản Hương, xã Phó Cáo 45 triệu đồng; xây dựng nhãn hiệu và tư vấn thiết kế bao bì cho sản phẩm bánh đá Phó Bảng, thị trấn Phó Bảng 48 triệu đồng; công nghệ sấy và sao lưu hương chè cho HTX trà Shan Lũng Phìn, xã Lũng Phìn 40 triệu đồng; máy hút chân không đóng gói nông sản sạch cho HTX Nông lâm nghiệp và Dịch vụ Thương mại tổng hợp Po Mỷ, thị trấn Đồng Văn 30 triệu đồng.

Đồng chí Dinh Chí Thành, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP sẽ giúp HTX, hộ dân tiếp cận với các phương thức sản xuất, quản lý kinh doanh theo hướng hiện đại hóa; cải thiện được mẫu mã, bao bì sản phẩm, mã vạch, gia tăng giá trị hàng hóa nông sản, góp phần quan trọng vào thay đổi cách làm truyền thống, nâng cao giá trị sản phẩm vùng biên. Huyện cũng tích cực tuyên truyền, vận động các chủ thể sản xuất thực hiện nghiêm các quy định và kiểm tra chặt chẽ. Khuyến khích hỗ trợ chủ thể xúc tiến bán hàng online để nhanh chóng bắt kịp xu hướng hiện đại hóa, cũng như đảm bảo an toàn trong tình dịch bệnh Covid – 19. Thời gian tới, tiếp tục phổ biến nội dung các tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP; khuyến khích HTX, hộ dân mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường khả năng kết nối giữa người sản xuất, với các nhà đầu tư và người tiêu dung; củng cố chuỗi giá trị hiện có gắn với phát triển các sản phẩm OCOP tại các xã, thị trấn trên toàn huyện; tạo thêm điểm nhấn cho những đặc sản tiêu biểu của du lịch Đồng Văn.


Tags

Chia sẻ trên